LOP_09DL1C
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

LOP_09DL1C

(*_*) CHỈ CÓ CUỘC SỐNG VÌ NGƯỜI KHÁC MỚI LÀ CUỘC SỐNG ĐÁNG QUÝ(*_*)
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Phân loại văn hoá giao tiếp

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 47
Join date : 01/11/2009
Age : 33
Đến từ : lớp 09dl1c

Phân loại văn hoá giao tiếp Empty
Bài gửiTiêu đề: Phân loại văn hoá giao tiếp   Phân loại văn hoá giao tiếp I_icon_minitimeFri Nov 27, 2009 8:40 pm

. Khi phân tích các hoạt động giao tiếp trong xã hội, ta có thể chia thành ba loại:


Một là, giao tiếp truyền thống: Giao tiếp được thực hiện trên cơ sở các mối quan hệ giữa người và người đã hình thành lâu dài trong quá trình phát triển xã hội: Đó là quan hệ huyết thống trong họ hàng, gia đình giữa ông bà, cha mẹ, con cái v.v... quan hệ làng xóm láng giềng nơi mọi người đều quen biết nhau, vai trò cá nhân trong tiếp xúc giao lưu được quy định rõ ràng, ngôn ngữ giao tiếp đã hình thành lâu dài trở thành những quy định bất thành văn, thấm đẫm vào từng xã hội, cuối cùng trở thành văn hoá ứng xử riêng trong xã hội đó.


Tất cả những điều ấy quy định và điều chỉnh quá trình trao đổi thông tin trong quan hệ tiếp xúc, giao lưu. Loại giao tiếp này bị chi phối bởi văn hoá tập quán, hệ thống các quan niệm và ý thức xã hội.


Hai là, giao tiếp chức năng: Giao tiếp chức năng phát triển trong hoạt động chức nghiệp. Loại giao tiếp này xuất phát từ sự chuyên môn hoá trong xã hội, ngôn ngữ và hình thức giao tiếp chịu ảnh hưởng của những quy định thành văn hay không thành văn, để dần trở thành quy ước, chuẩn mực và thông lệ chung trong xã hội.


Loại giao tiếp này không xuất phát từ sự đòi hỏi bộc lộ cá tính hay những tình cảm riêng tư mà xuất phát từ sự đòi hỏi của nghi lễ ứng xử xã hội và hiệu quả trong công việc. Đó là ngôn ngữ cho phép mọi người không quen biết nhau, rất khác nhau, nhưng khi thực hiện những vai trò xã hội nhất định đều sử dụng kiểu giao tiếp như vậy. Chẳng hạn đó là giao tiếp trong công việc giữa thủ trưởng và nhân viên, giữa người bán và người mua, giữa bác sĩ và bệnh nhân, giữa bị cáo và chánh án v.v…


Ba là, giao tiếp tự do: Loại giao tiếp này mang nhiều đường nét cá nhân của người giao tiếp, được cảm thụ chủ quan như một giá trị tự tại, như mục đích tự thân. Những quy tắc và mục đích giao tiếp không được định trước như khuôn mẫu, mà xuất hiện ngay trong quá trình tiếp xúc, tuỳ theo sự phát triển của các mối quan hệ.


Giao tiếp tự do được thúc đẩy bởi tính chủ động, phẩm chất và mục đích của mỗi cá nhân, nó cần thiết trong quá trình xã hội hoá làm phát triển và thoả mãn các nhu cầu về lợi ích tinh thần và vật chất của các bên giao tiếp một cách nhanh chóng và trực tiếp. Loại giao tiếp này trong thực tế cuộc sống là vô cùng phong phú, trên cơ sở trao đổi những thông tin có được, làm thức tỉnh những hứng thú tình cảm sâu sắc và để giải toả xung đột của mỗi cá nhân.
{theo tư liệu:vietnamtourism.edu.vn}
Về Đầu Trang Go down
http://linhclup.tk
 
Phân loại văn hoá giao tiếp
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Rèn luyện các kỹ năng giao tiếp
» Tổng quan về văn hoá ứng xử trong giao tiếp
» Mức độ của hành vi văn minh trong giao tiếp của mỗi người được đánh giá thông qua cấu trúc:
» Giấy Couche, Dulex, Ivory, …v..v.. các loại giá rẻ.
» GIAO LƯU TÂM SỰ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
LOP_09DL1C :: GÓC HỌC TẬP :: KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG DU LỊCH :: Tổng quan kỹ năng giao tiếp-
Chuyển đến